Nguy cơ từ sử dụng kháng sinh không đúng cách
Trẻ mắc bệnh hô hấp điều trị tại Bệnh viện Nhi Thái Bình.
Mới đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp nhận một trường hợp kháng nhiều loại thuốc kháng sinh. Ngay sau khi nhập viện, bệnh nhân đã được cấy nước tiểu, sử dụng kháng sinh điều trị nhưng không đáp ứng thuốc. Kết quả, các bác sĩ đã tìm ra vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa (trực khuẩn mủ xanh) đa kháng nhiều loại kháng sinh. Rất may, khi sử dụng Colistin, tình trạng bệnh nhân đã có nhiều tiến triển. Sau 7 ngày điều trị, sức khỏe bệnh nhân dần ổn định, được chuyển tuyến dưới để tiếp tục điều trị.
Bác sĩ Trần Khánh Thu, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: Hiện tượng kháng kháng sinh xảy ra khi mầm bệnh hay vi khuẩn có khả năng tạo ra cách chống lại thuốc kháng sinh làm cho kháng sinh không thể tiêu diệt hoặc ngăn cản sự phát triển của chúng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh, trong đó chủ yếu ở một số nguyên nhân như vi khuẩn kháng thuốc và tình trạng sử dụng kháng sinh không đúng cách. Cụ thể, vi khuẩn có nhiều cách để làm mất tác dụng của kháng sinh, trong đó có 3 nhóm chính: vi khuẩn đột biến gen, tạo enzym phân hủy hoặc biến đổi cấu trúc của kháng sinh; vi khuẩn làm giảm nồng độ thuốc bên trong tế bào và vi khuẩn làm thay đổi đích tác động nên kháng sinh không gắn vào đích. Bên cạnh đó, việc người dân có thể tự mua thuốc kháng sinh dễ dàng dẫn đến tình trạng sử dụng kháng sinh rộng rãi, đôi khi chỉ với triệu chứng ho, hắt hơi, sổ mũi chưa rõ nguyên nhân cũng dùng kháng sinh. Việc kê đơn theo kiểu bao vây của một số thầy thuốc và sự tư vấn, bán thuốc kháng sinh không theo đơn của các hiệu thuốc cũng là những nguyên nhân gây nên tình trạng kháng kháng sinh. Ngoài ra, việc người dân lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi dẫn đến tồn dư kháng sinh trong thực phẩm có thể tạo ra thể vi sinh vật kháng thuốc, gây khó khăn cho công tác điều trị nhiễm khuẩn, làm giảm sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể.
Hậu quả của việc kháng kháng sinh rất đáng lo ngại. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra cảnh báo, ước tính đến năm 2050, tình trạng kháng thuốc có thể là nguyên nhân gây tử vong cho 10 triệu người mỗi năm trên toàn cầu. Kháng kháng sinh sẽ làm tăng gánh nặng đối với các bệnh viện bởi kháng kháng sinh sẽ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, tăng chi phí chăm sóc và thời gian điều trị bệnh nhân. Bên cạnh đó, kháng kháng sinh sẽ dẫn tới các kháng sinh phổ hẹp không còn tác dụng, kháng sinh phổ rộng đắt tiền sẽ được sử dụng, làm tăng thêm độc tính của thuốc trên bệnh nhân; phác đồ điều trị theo kinh nghiệm sẽ phải thay đổi. Mới đây, tại hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ IX - năm 2020 với chủ đề “Phòng, chống kháng kháng sinh” diễn ra tại Hà Nội do Bộ Y tế phối hợp với Tổng hội Y học Việt Nam tổ chức, PGS, TS Nguyễn Thị Xuyên, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam đã chỉ ra thực trạng và hậu quả của việc kháng kháng sinh: Việt Nam đang là một trong những quốc gia có tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh cao nhất thế giới. Thói quen tự ý mua và sử dụng thuốc của nhiều người dân cùng với các nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh ngày càng trầm trọng. Hiện nay, nhiều bệnh viện đang phải đối mặt với tốc độ lan rộng của các vi khuẩn kháng kháng sinh; gánh nặng do kháng thuốc đang ngày càng tăng và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Để hạn chế tình trạng kháng kháng sinh, bác sĩ Trần Khánh Thu khuyến cáo: Chỉ dùng kháng sinh khi có đơn kê của bác sĩ khám bệnh, dùng đúng và đủ. Đúng là sử dụng đúng thuốc cho đúng loại bệnh. Chỉ dùng kháng sinh khi bị nhiễm khuẩn, cần xác định chủng vi khuẩn gây bệnh bằng các xét nghiệm cần thiết và chọn lựa kháng sinh có hiệu quả bằng cách làm kháng sinh đồ, không lạm dụng các loại kháng sinh phổ rộng, dùng thuốc bao vây, phối hợp kháng sinh không đúng gây tương tác bất lợi hoặc không có tác dụng hiệp đồng. Đủ là đủ liều lượng trong thời gian có thể giết hết vi khuẩn. Người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý sử dụng kháng sinh. Trong quá trình sử dụng kháng sinh, nếu thấy có biến chứng hay tai biến phải báo ngay cho bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.
Hoàng Lanh
Tin cùng chuyên mục
- Thông cáo báo chí số 9, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV 14.05.2025 | 21:41 PM
- Cần giải pháp ổn định bộ máy và đời sống nhân dân khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp 14.05.2025 | 21:41 PM
- Giá vàng tiếp đà giảm 500 nghìn đồng/lượng chiều bán ra 14.05.2025 | 21:42 PM
- Kế hoạch triển khai Phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” 14.05.2025 | 21:44 PM
- Ngô nếp TBM135 cho năng suất gần 6 tạ/sào 14.05.2025 | 18:57 PM
- Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh 14.05.2025 | 18:58 PM
- Góp ý dự thảo Đề án sắp xếp tinh gọn cơ quan MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng 14.05.2025 | 18:59 PM
- Thu hồi một loạt giấy tiếp nhận đăng ký công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe 14.05.2025 | 21:42 PM
- Quốc hội thảo luận về Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và các dự án luật 14.05.2025 | 17:52 PM
- Tiền Hải: Sản lượng thủy sản giám sát qua cảng cá cửa Lân đạt trên 170 tấn 14.05.2025 | 17:52 PM
Xem tin theo ngày
-
Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh
- Thủ tướng Chính phủ làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình
- Khởi công dự án tuyến đường cao tốc CT.08, đoạn qua tỉnh Nam Định - Thái Bình và dự án khu công nghiệp Hưng Phú
- Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Cả nước đã hỗ trợ xóa gần 209.000 nhà tạm, nhà dột nát
- Dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Bố trí nơi đặt trụ sở đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp phải phục vụ tốt cho hoạt động quản lý nhà nước, thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp
- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải
- Tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh