Khoa học và công nghệ tiếp tục là "chìa khóa" trong xây dựng nông thôn mới
Tham quan mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong công tác bảo vệ thực vật tại xã Nam Cường (Nam Trực).
Với quan điểm lấy KH và CN làm nền tảng, động lực phát triển kinh tế, tổ chức sản xuất, văn hóa, xã hội và môi trường… Nam Định đã chỉ đạo các sở, ngành và các huyện, thành phố thực hiện nhiều mô hình, đề tài, dự án nghiên cứu khoa học cả trong lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn, từng bước hoàn thiện cơ sở lý luận của mô hình xây dựng NTM. Tiêu biểu là các đề tài: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xây dựng NTM tại tỉnh Nam Định”, “Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển các mô hình tổ chức sản xuất tại huyện NTM Hải Hậu, tỉnh Nam Định” đã bổ sung căn cứ khoa học, đề xuất giải pháp huy động và phát triển các nguồn lực, nâng cao hiệu quả công tác chuyển giao KH và CN phục vụ phát triển các chủ thể chính của sản xuất nông nghiệp là kinh tế hộ nông dân, trang trại, các hợp tác xã, doanh nghiệp và sự liên kết giữa các chủ thể. Từ năm 2019, Sở KH và CN đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp KH và CN nhằm xây dựng bền vững NTM tỉnh Nam Định”. Từ kết quả nghiên cứu đã có 2 sản phẩm là “Cẩm nang duy trì và nâng cao xây dựng NTM tỉnh Nam Định” và website “Quản lý và điều hành xây dựng NTM tại Nam Định” là những công cụ giúp các đơn vị, tổ chức, sở, ban, ngành, đoàn thể và Ban chỉ đạo NTM các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh khai thác, ứng dụng để thực hiện ngày càng hiệu quả hơn chương trình xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu.
Trong sản xuất nông nghiệp, Sở KH và CN luôn phối hợp chặt chẽ với ngành Nông nghiệp và các địa phương thực hiện hiệu quả các hoạt động đưa KH và CN vào sản xuất, tạo đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm nông sản, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế. Nổi bật là việc thúc đẩy hoạt động KH và CN ở các doanh nghiệp nông nghiệp; làm cho các doanh nghiệp ngày càng có vai trò to lớn hơn trong nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, hình thành các mối liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản. Hiện toàn tỉnh có 2 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KHCN, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp là các Công ty Cổ phần Giống cây trồng Nam Định và Công ty TNHH Cường Tân (Trực Ninh). Công ty TNHH Cường Tân đã xây dựng được chuỗi liên kết sản xuất lúa giống và gạo Japonica (Nhật Bản) với quy mô trên 500ha tại các huyện Trực Ninh, Hải Hậu, Xuân Trường… Từ ứng dụng KH và CN đã tạo ra các sản phẩm là giống lúa có năng suất, chất lượng cao như: Nam Định 5, LP5, M1-NĐ, CS6-NĐ, CT16, Hồng Đức 9, Hương Cốm… được đưa vào cơ cấu giống lúa của tỉnh thay thế các giống lúa bị thoái hóa, dễ nhiễm sâu bệnh, góp phần tăng tỷ lệ gieo cấy lúa chất lượng cao lên trên 70% diện tích. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cũng đầu tư công nghệ đẩy mạnh liên kết theo chuỗi. Điển hình là Công ty TNHH Toản Xuân (Ý Yên) đầu tư dây chuyền chế biến hiện đại, thực hiện chuỗi liên kết sản xuất gạo sạch chất lượng cao với quy mô gieo trồng hơn 1.000ha. Nông dân đã từng bước phát huy vai trò làm chủ sản xuất, ứng dụng KH và CN, tham gia chuỗi giá trị, nhất là trong xây dựng NTM; thu nhập ngày càng tăng, đời sống vật chất và tinh thần không ngừng được nâng cao; dân chủ được phát huy theo hướng người nông dân là chủ thể và là người hưởng lợi trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Với công tác bảo vệ môi trường - tiêu chí quan trọng trong chương trình xây dựng NTM, việc đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp khoa học kỹ thuật của cộng đồng dân cư, hợp tác xã, doanh nghiệp để xử lý rác thải nông thôn, phụ phẩm, phế phẩm nông nghiệp đã cải thiện điều kiện sống cho người dân nông thôn tạo thêm thu nhập, nhất là tạo chuyển đổi trong ý thức người dân về giữ gìn môi trường sống. Có thể khẳng định, kết quả nghiên cứu, ứng dụng KHCN đã phát huy cao độ trí tuệ, kinh nghiệm tổng hợp của nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và người dân, cung cấp công cụ đa năng, hữu hiệu cho các ngành, các địa phương thực hiện thành công các nhiệm vụ được giao trong chương trình xây dựng NTM, tạo nên những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp xây dựng NTM của tỉnh. Song có thể thấy do hạn chế về nguồn kinh phí cũng như nhân lực nên một số đề tài, dự án KH và CN vẫn còn mang tính chất nhỏ lẻ, một số vấn đề quan trọng bức thiết nhưng chưa được đề xuất và tổ chức nghiên cứu…
Xây dựng NTM là một quá trình lâu dài, thường xuyên và liên tục và không có điểm dừng.
Ứng dụng tiến bộ KH và CN vào sản xuất nông nghiệp được xem là chìa khóa tạo bước đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp tại nông thôn, là động lực quan trọng để thực hiện và hoàn thành chương trình xây dựng NTM. Trên cơ sở đó, thời gian tới, ngành KH và CN tiếp tục ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ ứng dụng, chuyển giao công nghệ; công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công. Gắn các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đẩy mạnh phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp, nông thôn. Đẩy mạnh việc hình thành các mối liên kết chặt chẽ trên cơ sở đảm bảo lợi ích của các bên giữa nông dân, doanh nghiệp, các tổ chức KH và CN trong việc thực hiện chuỗi giá trị của sản xuất nông nghiệp từ nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao công nghệ, tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung trực tiếp và gián tiếp phục vụ phát triển nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao. Xây dựng, đề xuất các nhiệm vụ KH và CN nhằm đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp; tập trung nghiên cứu sử dụng giống cây, giống con; các giải pháp, cơ chế chính sách đặc thù để khuyến khích các nhà khoa học, thu hút doanh nghiệp, huy động nguồn lực... nhằm đạt được mục tiêu của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM./.
Theo baonamdinh.com.vn
Tin cùng chuyên mục
- Ngô nếp TBM135 cho năng suất gần 6 tạ/sào 14.05.2025 | 18:57 PM
- Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh 14.05.2025 | 18:58 PM
- Góp ý dự thảo Đề án sắp xếp tinh gọn cơ quan MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng 14.05.2025 | 18:59 PM
- Quốc hội thảo luận về Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và các dự án luật 14.05.2025 | 17:52 PM
- Tiền Hải: Sản lượng thủy sản giám sát qua cảng cá cửa Lân đạt trên 170 tấn 14.05.2025 | 17:52 PM
- Thủ tướng: Lập tổ công tác đặc biệt, mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả 14.05.2025 | 17:53 PM
- Trong tuần, ghi nhận 190 trường hợp phạt nguội 14.05.2025 | 15:50 PM
- Hưng Hà: Gần 300 cán bộ hội phụ nữ cơ sở được bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ công tác hội năm 2025 14.05.2025 | 15:28 PM
- Định hướng công tác tuyên truyền lấy ý kiến về dự thảo nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 14.05.2025 | 15:23 PM
- Công an tỉnh Thái Bình điều tra vụ án mạng xảy ra tại huyện Vũ Thư 14.05.2025 | 15:22 PM
Xem tin theo ngày
-
Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh
- Thủ tướng Chính phủ làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình
- Khởi công dự án tuyến đường cao tốc CT.08, đoạn qua tỉnh Nam Định - Thái Bình và dự án khu công nghiệp Hưng Phú
- Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Cả nước đã hỗ trợ xóa gần 209.000 nhà tạm, nhà dột nát
- Dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Bố trí nơi đặt trụ sở đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp phải phục vụ tốt cho hoạt động quản lý nhà nước, thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp
- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải
- Tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh