Ðặc sắc múa rối nước
Múa rối nước Nguyên Xá (Đông Hưng). Ảnh: Minh Đức
Múa rối nước là môn nghệ thuật đặc sắc ra đời từ nền văn hóa lúa nước mà Thái Bình là một trong những cái nôi sản sinh ra môn nghệ thuật này. Từ một môn nghệ thuật dân gian, múa rối nước đã trở thành môn nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Trước kia, ở Thái Bình có 7 phường múa rối nước cổ truyền, đến nay còn duy trì 2 phường thường xuyên hoạt động là phường múa rối nước làng Nguyễn, xã Nguyên Xá và phường múa rối nước làng Đống, xã Đông Các (Đông Hưng).
Cùng biểu diễn nghệ thuật rối nước nhưng mỗi một phường múa rối ở Thái Bình lại có những nét đặc trưng riêng, tạo nên sự khác biệt. Nếu như phường múa rối nước làng Nguyễn có chú Tễu lớn nhất trong các phường (cao 0,9m), phường múa rối nước làng Đống lại có chú Tễu như một chàng trai làm ruộng khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, miệng cười tươi. Hai chú Tễu được giới nghệ thuật đánh giá là hai chú Tễu đẹp nhất của sân khấu múa rối nước Việt Nam. Nếu như phường múa rối nước làng Nguyễn vốn có thế mạnh trong điều khiển trò rối bằng dây thì phường múa rối nước làng Đống lại nổi danh về quy tụ những nghệ nhân ở cả các khâu tạo quân rối, chế tác và lắp đặt hệ thống máy sào, máy dây điều khiển quân rối, soạn lời giáo, dựng tiết mục mới...
Trải qua nhiều thăng trầm nhưng hai phường múa rối nước vẫn duy trì được loại hình nghệ thuật truyền thống vốn được ví là “linh hồn của ruộng đồng Việt Nam”. Không những thế, tinh hoa của nghệ thuật múa rối nước còn vượt ra ngoài biên giới quốc gia, đến với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Vào thập kỷ 70 - 80 của thế kỷ XX, múa rối nước Nguyên Xá thường được đi biểu diễn tại nhiều nước Đông Âu, Tây Âu, từng được báo chí các nước ca ngợi là nghệ thuật có một không hai trên thế giới. Từ năm 1975 trở lại đây, hầu hết các cuộc liên hoan múa rối nước toàn quốc, hai phường rối của Thái Bình đều tham dự và thường giành được giải cao. Sau một thời gian ngắn khôi phục, phường múa rối nước làng Đống đã phục dựng được 12 trò diễn và xây dựng vở tuồng dài “Hội thề Đông Quan”. Tháng 8/1994, phường tham gia liên hoan múa rối nước toàn quốc tổ chức tại Hà Nội, đạt 3 huy chương vàng, 3 huy chương bạc, được ban tổ chức đánh giá cao. Năm 2007, phường múa rối nước làng Nguyễn đã được Đài Loan mời sang biểu diễn phục vụ trong một tháng rưỡi. Thời gian này, múa rối nước Thái Bình đang trong quá trình xét duyệt để được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Với những giá trị văn hóa đặc sắc được coi là niềm tự hào của văn hóa truyền thống Thái Bình, nhiều năm qua, các phường múa rối nước luôn được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch mời tham dự ngày hội văn hóa, thể thao truyền thống của tỉnh. Ngày hội năm nay, phường múa rối nước làng Đống tiếp tục tham gia biểu diễn phục vụ nhân dân.
Ông Nguyễn Văn Thành, cán bộ văn hóa xã Đông Các, trưởng phường múa rối nước làng Đống cho biết: 10 năm nay, năm nào phường múa rối nước làng Đống cũng tham gia biểu diễn tại ngày hội văn hóa, thể thao truyền thống của tỉnh, đây thực sự là niềm vui, niềm tự hào rất lớn của phường khi nét đẹp văn hóa của địa phương luôn được các cấp, các ngành quan tâm, tạo điều kiện quảng bá. Chuẩn bị cho chương trình biểu diễn vào tối ngày 14/10, phường đã lên kế hoạch các tiết mục biểu diễn, kiểm tra các quân trò cẩn thận và luyện tập chăm chỉ để có thể đem đến một đêm biểu diễn tốt nhất phục vụ nhân dân. Mặc dù anh em trong phường có những công việc bận mải khác nhau nhưng tất cả vẫn dành hết tâm sức để có thể cống hiến cho nhân dân những màn biểu diễn hoàn chỉnh nhất.
Ông Nguyễn Văn Duân, nghệ nhân múa rối nước chia sẻ: Được biểu diễn trong ngày hội lớn của tỉnh, anh em chúng tôi cảm thấy rất vui mừng, phấn khởi khi được góp công vào việc giới thiệu loại hình văn hóa đặc sắc của địa phương. Tôi nhận thấy sự quan tâm của người dân đối với múa rối nước rất nồng nhiệt, điều đó được thể hiện bằng số lượng đông đảo khán giả đến xem. Sự hưởng ứng của khán giả làm cho những bước điều khiển con rối của chúng tôi càng thêm uyển chuyển, tiếp thêm động lực giúp chúng tôi tiếp tục giữ gìn và bảo tồn vốn cổ mà cha ông để lại.
Thảo Tiên
Tin cùng chuyên mục
- Truyền thông Algeria ấn tượng với không khí kỷ niệm 30/4 ở Việt Nam 30.04.2025 | 20:07 PM
- Ghi nhận ngày đầu ra quân chiến dịch phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ 30.04.2025 | 20:20 PM
- 50 năm Thống nhất đất nước: Niềm tự hào của kiều bào ở đất nước Triệu Voi 30.04.2025 | 20:08 PM
- Thêm 221 công dân Việt Nam từ Myanmar về nước an toàn 30.04.2025 | 20:08 PM
- Cộng đồng người Việt tại Bắc Kinh luôn hướng về Tổ quốc 30.04.2025 | 20:09 PM
- Người Việt Nam tại Nhật Bản xúc động theo dõi lễ kỷ niệm ở quê nhà 30.04.2025 | 20:10 PM
- Nỗ lực luyện tập để tham gia duyệt binh trên Quảng trường Đỏ 30.04.2025 | 20:12 PM
- “Bức tranh kinh tế” ảm đạm của Mỹ Latin 30.04.2025 | 20:41 PM
- Tập trung quyết liệt chỉ đạo công tác phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ lúa xuân 30.04.2025 | 18:25 PM
- Cuba tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Việt Nam thống nhất đất nước 30.04.2025 | 16:16 PM
Xem tin theo ngày
-
Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
- Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đại biểu đến dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Tri ân sâu sắc các anh hùng, liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, gia đình có công trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc
- Tỉnh Trà Vinh đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh, kỷ niệm 65 năm kết nghĩa Trà Vinh - Thái Bình
- Đoàn công tác tỉnh Thái Bình thăm Trường THCS Thái Bình tại huyện Càng Long
- Lãnh đạo 2 tỉnh Trà Vinh - Thái Bình dâng hương, dâng hoa tưởng niệm tại Đền thờ Bác Hồ, Nghĩa trang liệt sĩ và Bia chiến thắng tỉnh Trà Vinh
- Họp mặt giao lưu Trà Vinh - Thái Bình “Thủy chung son sắt - thắm đượm nghĩa tình”
- Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng các chức sắc, tăng ni, tín đồ Phật tử tại huyện Vũ Thư
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy thăm, chúc mừng các chức sắc, tăng ni, tín đồ Phật tử tại huyện Quỳnh Phụ