Quốc hội thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự án toàn ngân sách nhà nước
Đại biểu Vũ Tiến Lộc phát biểu tại hội trường.
Audio: 3010_quochoi_mixdown.mp3
Nội dung này được truyền hình, phát thanh trực tiếp trong 2 ngày, đã có 108 đại biểu đăng ký phát biểu trong đó có 04 đại biểu của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đăng ký là đại biểu Vũ Tiến Lộc, Phạm Văn Tuân, Nguyễn Văn Thân và Nguyễn Thị Thu Dung.
Tại phiên thảo luận sáng ngày 30/10, đại biểu Vũ Tiến Lộc, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cho rằng từ đầu năm đến nay, mặc dù tình hình quốc tế diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không thuận tới nền kinh tế nước ta. Ở trong nước, những yếu kém về cơ cấu của nền kinh tế đã tích tụ trong nhiều năm chưa thể khắc phục ngay trong ngày một ngày hai. Biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh… cũng ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống. Nhưng nước ta vẫn có một năm thành công: cả 12 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đã hoàn thành, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiềm chế dưới 3%, thất nghiệp dưới 4%, tăng trưởng ước đạt 6,8% cho cả năm, trên 130.000 doanh nghiệp thành lập mới, đầu tư xã hội được mở rộng, chất lượng tăng trưởng được cải thiện. Năm 2019 là năm đầu tiên động lực tăng trưởng chính đã đến từ khu vực chế biến, chế tạo. Tỷ trọng xuất khẩu và đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân trong nước cũng tăng lên… Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng cao nhất ASEAN và nằm trong nhóm các nền kinh tế tăng trưởng tốt nhất ở châu Á.
Tuy nhiên, đại biểu cho rằng năm 2020 và những năm tiếp theo để duy trì mục tiêu tăng trưởng 6,8% là rất gian nan. Trong bối cảnh kinh tế và thương mại thế giới đang giảm tốc và theo dự báo có khả năng tiến tới ngưỡng suy thoái toàn cầu thì mức tăng trưởng 6,8% của một nền kinh tế có độ mở cao, phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài như nước ta rất khó khả thi. Đại biểu đề nghị Chính phủ cần chuẩn bị phương án chủ động ứng phó với tình huống này.
Liên quan tới sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp, đại biểu đề cập tới vấn đề hộ kinh doanh trong nền kinh tế nước ta: ở Việt Nam, mặc dù đã đóng góp tới 40% GDP, nhưng khu vực kinh tế tư nhân đang có một nghịch lý lớn: chỉ có trên 700 ngàn doanh nghiệp thuộc khu vực doanh nghiệp tư nhân chính thức đóng góp chỉ vẻn vẹn 10% cho GDP, còn lại hơn 30% GDP là thuộc về trên 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động, trong đó có 2 triệu hộ kinh doanh có đăng ký. Không có một nền kinh tế thị trường nào có khu vực bán chính thức và phi chính thức lớn đến như vậy. Về bản chất thì hộ kinh doanh cá thể chính là một loại hình doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ nhưng do chưa được định danh rõ ràng về mặt pháp lý nên với bên ngoài, hộ kinh doanh bị hạn chế về quyền kinh doanh… Trong quan hệ nội bộ thì hộ kinh doanh đang thiếu vắng một khung khổ quản trị có hiệu quả và không rõ ràng về trách nhiệm của các cá nhân tham gia. Quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh thiếu minh bạch, hộ kinh doanh không được thúc đẩy và hỗ trợ để lớn lên. Hoạt động kinh doanh của các hộ này đang là mảnh đất màu mỡ cho nạn tham nhũng vặt …Để giải quyết vấn đề này, nước ta không thể xóa bỏ hộ kinh doanh, không thể ép buộc hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp, mà chỉ có thể khoác tấm áo pháp lý mới cho hộ kinh doanh: đưa hộ kinh doanh vào phạm vi điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp với những quy định pháp lý tối giản nhưng minh bạch, bảo đảm sự bình đẳng của hộ kinh doanh với các loại hình doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, để góp phần thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả của hộ kinh doanh trong nền kinh tế nước ta và cũng là để bảo đảm thực thi một nguyên tắc nền tảng trong Hiến pháp là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân và tổ chức phải được quy định trong văn bản luật chứ không phải chỉ ở cấp thông tư, nghị định như tình trạng của hộ kinh doanh hiện nay.
Vũ Sơn Tùng
(Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh)
Tin cùng chuyên mục
- FIFA mở rộng World Cup nữ lên 48 đội: Thêm cơ hội cho bóng đá nữ Việt Nam 10.05.2025 | 20:31 PM
- 5 kỷ lục Việt Nam được xác lập tại Đại lễ Vesak 2025 10.05.2025 | 20:32 PM
- Tăng cường kiểm tra, phát hiện vi phạm về an toàn thực phẩm 10.05.2025 | 20:28 PM
- Phó Thủ tướng Mai Văn Chính dự lễ khánh thành cầu Liêm Chính, đơn nguyên II, Phủ Lý, Hà Nam 10.05.2025 | 20:28 PM
- Chi tiết phương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của các tỉnh, thành phố 10.05.2025 | 20:29 PM
- Chính phủ thông qua hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, xã năm 2025 10.05.2025 | 20:30 PM
- Học sinh Việt Nam thuộc tốp đầu Đông Nam Á ở 3 lĩnh vực toán, đọc hiểu và viết 10.05.2025 | 20:30 PM
- Canoeing Việt Nam giành Huy chương Vàng châu Á 10.05.2025 | 20:32 PM
- Kiểm tra công tác chuẩn bị phương án bố trí nơi đặt trụ sở đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp tại huyện Đông Hưng và huyện Hưng Hà 10.05.2025 | 20:29 PM
- Bức tranh FDI khởi sắc, chắp cánh cho mục tiêu tăng trưởng năm 2025 10.05.2025 | 20:31 PM
Xem tin theo ngày
-
Dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Bố trí nơi đặt trụ sở đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp phải phục vụ tốt cho hoạt động quản lý nhà nước, thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp
- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải
- Tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh
- Chuẩn bị tốt các điều kiện để khởi công Dự án cao tốc CT.08; Khu công nghiệp Hưng Phú; Lễ động thổ dự án Nhà máy sản xuất ô tô GEL-O&J
- Phấn đấu khởi công dự án tuyến đường CT.08 vào ngày 12/5/2025
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến về một số báo cáo, tờ trình
- Tập trung triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh trao quyết định công tác cán bộ tại Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh
- Khai mạc tuần du lịch tỉnh Thái Bình và khai trương phố đi bộ Đinh Tiên Hoàng