Đi tìm sâm quý trong rừng Việt
Cây sâm thuốc P. stipuleanatus (Tam thất hoang) ở Hà Giang. Ảnh: Nhóm nghiên cứu
Từ năm 2021, nhóm nghiên cứu của PGS.TS Phan Kế Long, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam nhận nhiệm vụ điều tra hiện trạng các loài cây thuốc thuộc chi sâm (Panax L.) ở Tuyên Quang và Hà Giang. Trong vòng 2 năm, ông cùng các cộng sự đặt chân đến hai tỉnh này để khám phá sâm quý với 2 mục tiêu chính: điều tra, đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án bảo tồn các loài Panax L.
PGS Long cho biết, chi Panax thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae), đều là những cây thuốc quý hiếm nổi tiếng thế giới. Dữ liệu từ nghiên cứu trước đó cho thấy loài sâm này xuất hiện ở Tuyên Quang và Hà Giang nhưng chưa xác định cụ thể tên loài do thiếu thông tin về hình thái và sinh học phân tử.
Điểm dừng chân của nhóm nghiên cứu tại Tuyên Quang là huyện Lâm Bình, nơi có khu rừng phòng hộ rộng 39.752 ha thuộc địa bàn 8 xã, đỉnh núi cao hơn 1900 m và hệ núi đá vôi hiểm trở. Độ cao và khí hậu nơi đây được đánh giá rất phù hợp cho sự phát triển của cây sâm. Nhóm cho biết, các loài sâm sinh trưởng tốt ở khu vực có độ cao 1200 -1500 m, những địa điểm này thường có khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm và độ ẩm tương đối cao (hơn 85%).
Tập trung ở những tán rừng nơi đất xốp, có mùn dày, điều kiện thông thoáng và hạn chế cây tái sinh phát triển, PGS Long cùng các cộng sự xác định được 3 quần thể cây sâm thuốc Panax, đều là loài P. notoginseng (Burk.) Chow & Huang, 1975 (Điền thất/Tam thất bắc).
Di chuyển đến mảnh đất Hà Giang với diện tích rừng tự nhiên 345.860 ha, có vai trò bảo vệ môi trường sinh thái đầu nguồn cho đồng bằng Bắc Bộ và cung cấp nguyên liệu phục vụ cho sản xuất công nghiệp, xây dựng. Nhóm tập trung tìm kiếm sâm ở 3 dãy núi Chiêu Lầu Thi, Tây Côn Lĩnh, Tả Phìn Hồ thuộc địa bàn các huyện Hoàng Su Phì, Bắc Quang, Vị Xuyên. Khu vực cao nhất lên đến 2400 m so với mực nước biển.
Kết quả thu được 5 quần thể cây sâm thuốc Panax loài P. stipuleanatus C.T.Tsai & K.M.Feng (Tam thất hoang). Theo đó, 57 cá thể thuộc 5 tiểu quần thể Đồng Văn, Quản Bạ, Hoàng Su Phì, Bắc Quang, Vị Xuyên ghi nhận hạt sâm với số lượng ít.
Với mức độ suy giảm hơn 90%, quần thể tam thất hoang ở Hà Giang được đánh giá ở tình trạng nguy cấp. Theo tiêu chí đánh giá IUCN (2019), hiện trạng quần thể tam thất hoang đang ở mức cực kỳ nguy cấp do số lượng cây tái sinh rất thấp, nguy cơ gần các loài cây thuốc thuộc chi sâm bị thu hẹp.
PGS Phan Kế Long cho rằng, một số loài sâm ở mức nguy cấp và có nguy cơ tuyệt chủng cao do bị suy giảm môi trường sống và con người khai thác quá mức. Đây cũng là yếu tố gây khó khăn cho các nhà nghiên cứu trong quá trình tìm kiếm các loài sâm ngoài thiên nhiên ở Tuyên Quang và Hà Giang.
Sau 2 năm tìm kiếm và đánh giá các loài sâm quý, nhóm nghiên cứu đề xuất mô hình bảo tồn và nhân trồng tại rừng Lâm Bình (Tuyên Quang) và rừng khu vực Chiêu Lầu Thi (Hà Giang).
Các nhà khoa học cũng đề xuất quản lý chặt cây tái sinh và bảo tồn sự các nguồn gene tại 5 quần thể ở Hà Giang và 3 quần thể ở Tuyên Quang, đồng thời thử nghiệm trồng tại cùng độ cao, cùng đai khí hậu. Theo ông Long, doanh nghiệp và người dân cần chung tay tham gia bảo tồn, nhân giống tại chỗ và khai thác bền vững các loài cây thuốc thuộc chi sâm.
Giá trị dược liệu của tam thất hoang cũng được nhóm nghiên cứu bước đầu xác định có nhiều hợp chất quý như: aglycone, oleanolic acid và panaxadiol. Các chất này có tác dụng tiêu đờm, giảm đau, cầm máu và bồi bổ sức khỏe. Chúng còn chứa Oleanane-triterpenoid có khả năng kháng ung thư, kháng viêm thông qua cơ chế kìm hãm sự hoạt động của tác nhân NF-ĸB truyền tín hiệu kích hoạt biểu hiện một số gene liên quan đến viêm nhiễm.
Hiện Việt Nam có 3 loài sâm thuộc chi Panax mọc ngoài tự nhiên gồm sâm vũ điệp (Panax japonicus var. bipinnatifidus (Seem.), Wu & Feng (Panax bipinnatifidus Seem.) và tam thất hoang (Panax stipuleanatus Tsai & Feng).
Sâm Ngọc Linh (P. vietnamensis var. vietnamensis) cũng thuộc Panax được nghiên cứu khá chi tiết về giá trị dược liệu. Sâm Ngọc Linh chứa hàm lượng ocotillol saponin có tác dụng an thần và majonoside-R2 có khả năng kháng tác nhân gây bệnh ung thư vòm họng.
Theo vnexpress.net
Tin cùng chuyên mục
- Khắc phục sự cố không đăng nhập được VNeID trên thiết bị mới 01.04.2025 | 11:10 AM
- Toàn văn: Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia 13.01.2025 | 10:08 AM
- Quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả 17.10.2024 | 15:31 PM
- Sóng nhiệt kỷ lục ở Nam cực đe dọa tương lai Trái đất 06.08.2024 | 09:46 AM
- 201 thí sinh tham gia Hội thi tin học trẻ tỉnh Thái Bình năm 2024 10.06.2024 | 19:17 PM
- Tổng kết và trao giải hội thi, cuộc thi sáng tạo khoa học năm 2022 - 2023 18.12.2023 | 16:35 PM
- Hội thảo khoa học về vai trò của khoa học và công nghệ trong việc sản xuất, tiêu thụ và phát triển sản phẩm nông nghiệp 16.12.2023 | 14:38 PM
- Hội nghị khoa học về chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch 28.10.2023 | 12:02 PM
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nước mắm 15.02.2023 | 18:51 PM
- Tàu container lớn nhất thế giới 13.02.2023 | 08:42 AM
Xem tin theo ngày
-
Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh
- Thủ tướng Chính phủ làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình
- Khởi công dự án tuyến đường cao tốc CT.08, đoạn qua tỉnh Nam Định - Thái Bình và dự án khu công nghiệp Hưng Phú
- Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Cả nước đã hỗ trợ xóa gần 209.000 nhà tạm, nhà dột nát
- Dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Bố trí nơi đặt trụ sở đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp phải phục vụ tốt cho hoạt động quản lý nhà nước, thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp
- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải
- Tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh