Làm gì để trẻ không bị mắc bệnh hô hấp
Thời tiết lạnh, đặc biệt là thời tiết khắc nghiệt là điều kiện rất thuận lợi cho vi khuẩn, vi nấm và virus có trong không khí tồn tại lâu dài, kết hợp với vô số vi sinh vật sống cộng sinh hoặc ký sinh nhưng khi sức đề kháng của cơ thể của trẻ giảm sút là chúng sẽ tấn công.
Nếu trẻ em không được chăm sóc chu đáo, mặc quần áo phong phanh hoặc thiếu quần áo mặc mùa lạnh hoặc mặc quần áo ướt càng làm cho trẻ dễ bị nhiễm lạnh và nguy cơ gây nên viêm VA, viêm họng, mũi, xoang, đặc biệt là viêm phế quản, viêm phổi.
Cần lưu ý là viêm phế quản, viêm phổi, hen phế quản cấp tính do lạnh ở trẻ còi xương, suy dinh dưỡng bởi sức khỏe giảm sút cho nên thân nhiệt có thể không tăng cao như trẻ em không suy dinh dưỡng. Vì vậy, trong các trường hợp đặc biệt này dễ nhầm tưởng là bệnh nhẹ nên ít được người nhà quan tâm do đó dễ dẫn đến bệnh nặng.
Trẻ em sống trong môi trường nhiều khói, bụi, nhất là khói thuốc lá, khói than đá, khói bếp là các yếu tố thuận lợi và nguy cơ cao gây nên viêm đường hô hấp. Thực tế cho thấy trẻ có sức đề kháng tốt, mặc đủ ấm, được gia đình (ông bà, bố mẹ) hoặc cô bảo mẫu, nuôi trẻ chăm sóc cẩn thận, cho ăn uống đủ chất, đủ lượng, mặc đủ ấm, vệ sinh cá nhân sạch sẽ thì dù mùa lạnh trẻ cũng ít khả năng mắc các bệnh viêm phổi. Ngược lại nếu trẻ có chế độ dinh dưỡng kém, điều kiện chăm sóc, vệ sinh cá nhân không tốt, sức đề kháng kém, trẻ đẻ thiếu tháng, thiếu cân nặng, mắc bệnh bẩm sinh và sống trong môi trường ô nhiễm mùa lạnh, rét rất dễ bị viêm đường hô hấp.
Hiện nay tã giấy đem lại sự tiện lợi rất lớn trong việc vệ sinh của trẻ nhưng không nên để trẻ đeo bỉm trong thời gian dài. Cần vệ sinh họng, miệng sạch sẽ thường xuyên hàng ngày. Với trẻ nhỏ vệ sinh cho trẻ bằng nước ấm. Lúc trẻ ngủ cần chú ý đắp chăn cho trẻ vì trẻ thường đạp tung chăn. Với trẻ còn bú mẹ cần tận dụng tối đa sữa mẹ, vì sữa mẹ là loại dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ.
Nếu trẻ bị sốt vượt quá 37,5 độ C, cần làm giảm thân nhiệt bằng cách lau nước ấm (nhiệt độ của nước thấp hơn nhiệt độ của trẻ khoảng 2 độ) ở trán, nách, bẹn và cần cho trẻ uống nhiều nước. Nước uống tốt nhất là nước cam, chanh tươi hoặc dung dịch ô rê zôn (ORS). Cho trẻ đi khám bệnh càng sớm càng tốt khi trẻ sốt, ho hoặc có kèm theo khó thở. Để phòng bệnh viêm phổi, nếu có điều kiện nên tiêm phòng thêm một số vaccine.
Theo tienphong
Tin cùng chuyên mục
- Anh triển khai vắc xin mới điều trị 15 loại ung thư 02.05.2025 | 20:53 PM
- Bảo đảm an toàn thực phẩm tại bếp ăn các cơ sở khám chữa bệnh 18.09.2024 | 16:23 PM
- Nỗi lo an toàn vệ sinh thực phẩm mùa hè 31.05.2024 | 17:07 PM
- Đông Hưng: Thi tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá trong trường học năm 2023 28.10.2023 | 18:42 PM
- Chủ động rà soát, phát hiện, xử lý kịp thời các bệnh truyền nhiễm không để dịch chồng dịch 16.03.2023 | 19:31 PM
- Tình hình dịch Covid-19 tuần qua 05.03.2023 | 20:43 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 11/2 11.02.2023 | 22:46 PM
- Truyền thông nha học đường "Chăm sóc sức khỏe răng, miệng" cho học sinh 31.10.2022 | 16:03 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/7 21.07.2022 | 18:41 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/5 21.05.2022 | 21:46 PM
Xem tin theo ngày
-
Kiểm tra công tác chuẩn bị phương án bố trí nơi đặt trụ sở đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp tại thành phố Thái Bình
- Đẩy mạnh ứng dụng, nhân rộng các giải pháp sáng tạo kỹ thuật trong sản xuất, đời sống xã hội
- Đối thoại với các doanh nghiệp tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
- Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh
- Thủ tướng Chính phủ làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình
- Khởi công dự án tuyến đường cao tốc CT.08, đoạn qua tỉnh Nam Định - Thái Bình và dự án khu công nghiệp Hưng Phú
- Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Cả nước đã hỗ trợ xóa gần 209.000 nhà tạm, nhà dột nát
- Dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn