Các nước châu Phi giải tỏa gánh nặng nợ công
Người tị nạn tại một trại tạm ở Baidoa, Somalia. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Sáng kiến xóa nợ của các nhà lãnh đạo châu Phi (ALDRI) đề xuất giải quyết cuộc khủng hoảng nợ theo hai hướng, bao gồm cấu trúc lại nợ toàn diện cho các quốc gia mắc nợ nhiều và giảm chi phí đi vay cho các nước đang phát triển. Giới chuyên gia nhận định, nếu những biện pháp này sớm được triển khai, nhiều quốc gia có thể thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ, từ đó tăng cường đầu tư vào các dự án ứng phó biến đổi khí hậu, chống đói nghèo, cũng như quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch.
Sáng kiến được đưa ra trong bối cảnh yêu cầu sớm xử lý cuộc khủng hoảng nợ công toàn cầu đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Báo cáo Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) vừa công bố đã phơi bày hiện thực đáng báo động về thực trạng núi nợ công mà nhiều nước đang đối mặt.
Theo đó, tổng nợ nước ngoài của 31 quốc gia nghèo nhất thế giới đã lên tới 205 tỷ USD. Trong khi đó, tại 56 nước đang phát triển, hơn 10% nguồn thu của chính phủ được dùng để trả lãi cho các khoản vay. Nhiều nước thậm chí chi tới 20% nguồn thu để trả lãi, làm cạn kiệt nguồn tài chính cho các nhu cầu quan trọng về y tế, giáo dục và ứng phó biến đổi khí hậu.
Mặc dù quả bom nợ công đe dọa phát nổ tại nhiều nước trên thế giới, song châu Phi lại là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề hơn cả. Theo cựu Tổng thống Nigeria Olusegun Obasanjo, Lục địa Đen đang bị mắc kẹt giữa cuộc khủng hoảng nợ tồi tệ nhất trong 80 năm qua, với hơn một nửa dân số sống ở các quốc gia chi nhiều tiền cho việc trả lãi hơn là đầu tư cho giáo dục, y tế và chống biến đổi khí hậu. Chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) Indermit Gill nhận định, mức nợ và lãi suất cao kỷ lục đã đẩy nhiều nước ngày càng lún sâu vào khủng hoảng.
Xung đột kéo dài, dịch bệnh bùng phát, lạm phát phi mã và lãi suất tăng cao được cho là những nguyên nhân hàng đầu làm bùng nổ cuộc khủng hoảng nợ tại châu Phi và nhiều nước đang phát triển. Trong nỗ lực giải quyết bài toán khó này, một số nước đã tìm đến sự hỗ trợ tài chính từ WB và các tổ chức đa phương. Tuy nhiên, nghịch lý là số tiền đi vay không được dùng để tăng cường đầu tư cho kinh tế-xã hội, mà lại chảy ngược ra ngoài để hoàn thành nghĩa vụ trả nợ. Nền kinh tế bị ghìm chân bởi số tiền lẽ ra phải dành cho đầu tư phát triển, thì lại được dùng để trả món nợ dường như vô tận khi chu kỳ tăng lãi suất toàn cầu khiến khoản nợ ngày càng phình to.
Giải quyết gánh nặng nợ nần không chỉ là yêu cầu cấp bách của châu Phi và nhiều nước đang phát triển, mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với nỗ lực hiện thực hóa các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG).
Theo cựu tổng thống Malawi Joyce Banda, đến năm 2030, các nước đang phát triển sẽ cần tới 6.400 tỷ USD mỗi năm để hoàn thành các SDG. Tuy nhiên, những mục tiêu này có thể nằm ngoài tầm với, bởi các nước đang phải oằn mình gánh trên vai những núi nợ khổng lồ.
Theo UNDP, nếu không sớm hành động, hệ lụy là rất lớn khi tình trạng đói nghèo cùng cực có thể gia tăng và các khoản đầu tư nhằm thích ứng và giảm tác động của biến đổi khí hậu khó được triển khai. Đáng lo ngại, đối tượng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cuộc khủng hoảng nợ lại chính là những quốc gia nằm trong nhóm dễ bị tổn thương nhất trên thế giới.
Giới phân tích cho rằng, cuộc khủng hoảng nợ không phải vấn đề có thể được giải quyết trong một sớm một chiều. Vì vậy, sớm thực thi sáng kiến xóa nợ là bước đi cần thiết để giảm dần gánh nặng trên vai chính phủ nhiều nước. Tổng Giám đốc UNDP Achim Steiner nhận định, giảm nợ là bước đi mà các nước giàu có thể dễ dàng thực hiện, nhưng cái giá phải trả của việc không hành động lại rất nghiêm trọng đối với những nước nghèo trên thế giới.
Theo Nhân Dân
Tin cùng chuyên mục
- Châu Âu trải qua 5 mùa hè nóng nhất trong 2 thập kỷ 20.07.2022 | 11:00 AM
- 10 năm sau thảm họa kép tại Nhật Bản: Nỗi đau vẫn còn 11.03.2021 | 09:43 AM
- Bạo loạn tại nhà Quốc hội - Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về hình ảnh và vị thế nước Mỹ 10.01.2021 | 14:37 PM
- 4 kịch bản bất ngờ sau ngày bầu cử Mỹ 03.11.2020 | 15:02 PM
- Đông Nam Á chạy đua đón đầu tư Mỹ 12.06.2020 | 08:49 AM
- Người Mỹ trong vòng xoáy của “cơn bão kép” 03.06.2020 | 09:29 AM
- Hành trình Covid-19 lây nhiễm toàn cầu và vượt mốc 1 triệu người mắc 04.04.2020 | 09:51 AM
- Lý giải nguyên nhân khiến dịch Covid-19 lây lan nhanh ở châu Âu 11.03.2020 | 17:27 PM
- Những thay đổi với cuộc sống người dân EU và Anh trong ngày 1/2 31.01.2020 | 13:59 PM
- Nhìn lại thế giới 2019: Các xu hướng chiến lược ở châu Phi 24.12.2019 | 15:59 PM
Xem tin theo ngày
-
Đoàn công tác tỉnh Thái Bình thăm Trường THCS Thái Bình tại huyện Càng Long
- Lãnh đạo 2 tỉnh Trà Vinh - Thái Bình dâng hương, dâng hoa tưởng niệm tại Đền thờ Bác Hồ, Nghĩa trang liệt sĩ và Bia chiến thắng tỉnh Trà Vinh
- Họp mặt giao lưu Trà Vinh - Thái Bình “Thủy chung son sắt - thắm đượm nghĩa tình”
- Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng các chức sắc, tăng ni, tín đồ Phật tử tại huyện Vũ Thư
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy thăm, chúc mừng các chức sắc, tăng ni, tín đồ Phật tử tại huyện Quỳnh Phụ
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng các chức sắc, tăng ni, tín đồ Phật tử tại huyện Kiến Xương
- Ra quân tuần tra kiểm soát vũ trang, phòng chống tội phạm
- Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất của HĐND tỉnh: Ban hành 2 Nghị quyết thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp tỉnh
- Quyết liệt xử lý các tồn tại để sớm hoàn thành đưa vào sử dụng các dự án, công trình chậm tiến độ